Một công nghệ tiên tiến giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống.
EndoBarrier, tên của một thủ thuật can thiệp đường ruột mới có tác dụng đảo ngược bệnh tiểu đường, vừa vượt qua đợt thử nghiệm kéo dài hơn 1 năm ở Anh. Trong thời gian sắp tới, nó có thể được triển khai trên khắp đất nước được mệnh danh là béo nhất Châu Âu này.
Trong tương quan, béo phì là một nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2, tình trạng insulin mất khả năng kiểm soát mức độ đường trong máu. Nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, từ nhiễm trùng cho đến các bệnh về mắt, thận, tim và tai biến mạch máu não.
Báo cáo nghiên cứu thử nghiệm EndoBarrier mới được trình bày tại Hội nghị Chuyên ngành Tiểu đường Anh Quốc.
Có 6 bệnh nhân tham gia đã không còn phải sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết, trong suốt thời gian 1 năm sau khi họ được điều trị với thủ thuật EndoBarrier. Điểm mấu chốt của EndoBarrier là một đường ống giống teflon, loại vật liệu tráng mặt chảo chống dính, được đưa vào lót phía bên trong đường ruột người bệnh.
Nó hoạt động tương tự cơ chế của những quả bóng dạ dày hay thủ thuật thắt dạ dày dành cho người béo phì. Lót một lớp teflon trong ruột có thể đánh lừa bệnh nhân rằng họ đã ăn no, đồng thời giảm lượng thức ăn được hấp thụ qua đường tiêu hóa.
Nghiên cứu mới đã chứng minh nguyên lý này hoạt động khá hiệu quả. Nó cho phép nhiều người giảm được một trọng lượng đáng kể cân nặng, một yếu tố nguy cơ và tăng cường tình trạng tiểu đường type 2.
“Chúng tôi tin rằng đầy là một thủ thuật hiệu quả và an toàn, mọi bệnh viện trong hệ thống y tế ở Anh có thể dễ dàng thực hiện được nó”, Tiến sĩ Robert Ryder, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu EndoBarrier cho biết trong một phỏng vấn.
Trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất tại bệnh viện thành phố Birmingham, 25 bệnh nhân gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết đã được dùng thử thủ thuật EndoBarrier trong vòng 1 năm. Sau đó, lớp lót teflon được loại bỏ khỏi cơ thể. Các nhà khoa học nhận thấy tình trạng bệnh tiểu đường đã được đảo ngược và các bệnh nhân cũng có huyết áp thâm thu giảm.
Đó là nhờ một hiệu ứng sau điều chỉnh tiêu hóa, làm tặng một chất gọi là GLP, tham gia và điều chỉnh sản sinh insulin trong cơ thể người bệnh. Chúng ta đã biết, insulin là một hooc-môn giúp cơ thể hấp thụ đường trong máu.
Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra GLP, bằng cách nào đó, ảnh hưởng đến khẩu vị của một người, làm họ thích các món ăn ít ngọt hơn.
Trong mô tả của thủ thuật EndoBarrier, các nhà nghiên cứu cho biết nó có thể được thực hiện trong vòng 1 giờ và bệnh nhân có thể về nhà 2 giờ sau đó. Giáo sư Nick Harding đến từ NHS Sandwell, một cơ sở trong hệ thống chăm sóc y tế quốc gia Anh, cho biết: ”Chúng tôi rất vui mừng khi thấy thủ thuật này được cung cấp bởi bệnh viện thành phố Birmingham”.
Ông cho biết thêm: “Thật tốt khi nhìn thấy kết quả đầy hứa hẹn của EndoBarriers dành cho những người béo phì bị tiểu đường type 2, những người tham gia nghiên cứu đều giảm cân và có sức khỏe tốt hơn. Đây là một minh chứng tuyệt vời cho những công nghệ tiên tiến được sử dụng, để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân của chúng ta”.
Tham khảo Dailymail
0 nhận xét:
Đăng nhận xét