Vậy là chỉ còn ít lâu nữa là đến ngày lễ hiến chương, tri ân các nhà giáo Việt Nam 20/11. Đâu đây người ta đã thấy cờ hoa chuẩn bị. Không khí văn nghệ tại các lớp học cũng ngày một sôi nổi, tích cực; để xây dựng các tiết mục đặc sắc nhất dành tặng thầy cô trong ngày meeting toàn trường. Cùng với đó là vấn đề kinh phí để tổ chức 20/11 – một yếu tố bắt buộc và có tính quyết định rất lớn đến tiến độ và chất lượng chương trình.
Xin kinh phí hỗ trợ của UBND xã và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn xã
Trước hết, để có một buổi lễ 20/11 tiết kiệm; phù hợp với khả năng của nhà trường. Ban tổ chức cần chuẩn bị và xây dựng một ngân sách hợp lý, chi tiết. Để xác định kinh phí, phân công công việc giữa các đơn vị một cách hiệu quả.
Nhiều nhà trường có thể tìm cách huy động thêm nguồn tài chính bằng cách gửi thư; hoặc tờ trình để xin cấp kinh phí hỗ trợ từ UBND xã, phường, thị trấn. Hoặc tài trợ từ các tổ chức xã hội, nghề nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã.
Để lễ 20/11 tiết kiệm được chi phí; nhà trường có thể xin trợ cấp từ các cấp chính quyền. (Nguồn: Internet)
Theo đó, kinh phí cho chương trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô tổ chức. Cũng như mục tiêu đề ra của chương trình. Bao gồm các chi phí để thuê phông bạt sân khấu, hệ thống âm thanh; hoa trang trí khánh tiết; hoa quả, bánh kẹo, nước uống liên hoan. Và một phần dành để làm phần thưởng cho các tiết mục báo tường, văn nghệ, thể thao giữa các lớp.
Huy động tiết kiệm nguồn kinh phí của nhà trường, đảm bảo phương châm “trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả”
Về phần nhà trường cần có biện pháp chủ động tài chính; để huy động một cách tiết kiệm nguồn kinh phí của nhà trường cho dịp đại lễ tri ân.
Có thể trích lập một quỹ nhỏ cho chương trình từ ngân sách nhà trường; quỹ phụ huynh. Hoặc kêu gọi đóng góp từ các giáo viên, cán bộ nhà trường.
Lưu ý, việc sử dụng các nguồn tiền này cần được minh bạch hóa. Và đảm bảo các phương châm trang trọng, thiết thực, lễ 20/11 tiết kiệm. Truyền tải được đầy đủ và hiệu quả các thông điệp, ý nghĩa của chương trình.
Lên kế hoạch với thời gian và deadline cụ thể, phân chia trách nhiệm rõ ràng
Các công việc chuẩn bị cho phân công chuẩn bị cho chương trình meeting 20/11 toàn trường; sẽ liên quan đến các vấn đề cơ bản như: trang trí sân khấu ngoài trời, chuẩn bị và duyệt văn nghệ; gửi lời mời đến các vị đại biểu quan trọng như đại diện Ban giám hiệu nhà trường; đại diện hội phụ huynh; các đơn vị tài trợ,…
Buổi lễ cần có kế hoạch và thời gian cụ thể để thực thi một cách hiệu quả. (Nguồn: Internet)
Các nhiệm vụ cần được lên kế hoạch với thời gian và deadline cụ thể. Phân chia trách nhiệm rõ ràng; để đảm bảo tiến độ và chất lượng của chương trình.
Trên đây là một số lưu ý khi tổ chức lễ 20/11 tiết kiệm hiệu quả các nhà trường có thể tham khảo; và lên kế hoạch tổ chức lễ 20/11 phù hợp. Chúc quý nhà trường có được một chương trình độc đáo ý nghĩa cho dịp tri ân năm nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét