Sử
dụng một dịch vụ mà chúng ta được hoàn toàn miễn phí, hoặc công ty đó bị
"điên", hoặc chính chúng ta là món hàng của dịch vụ đó.
Đã bao giờ bạn ngạc nhiên khi chỉ ngồi cà phê cùng bạn
bè và tám về một món ăn, một chiếc điện thoại, một địa điểm bất kỳ nào đó...
thì chỉ sau vài phút, ứng dụng Facebook sẽ "vô tình" chọn lọc ra những
cửa hàng đang bán những sản phẩm mà bạn thảo luận cùng bạn bè?
Đó
không phải là vô tình, mà là Facebook đang "vô tư" nghe lén
bạn.
Nói chuyện Facebook nghe lén người dùng? Họ chắc chắn
sẽ phủ nhận ngay! Nhưng cũng chính Facebook đã từng thừa nhận: họ có quyền
truy cập vào micro trên điện thoại của bạn - nếu bạn cấp quyền cho họ ngay từ đầu!
Vậy
Facebook có thật sự "tử tế" không?
Có lẽ là không! Vì chính Facebook cũng tự tạo ra một
kẽ hở cực kỳ thông minh khiến họ sẽ không bao giờ bị kiện: ứng dụng Facebook có
quyền tự kích hoạt micro trên điện thoại bạn.
Vì theo đại diện Facebook: "Đây là tính
năng tự động kích hoạt để ứng dụng (Facebook) có thể nghe tiếng động xung quanh
bạn và tự nhận diện liệu đó có phải là bài nhạc hay một bộ phim nào đó để tự động
tag thông tin bài nhạc đó vào".
Rõ là Facebook đang tự tung tự tác khi người dùng sử
dụng mạng xã hội. Bằng chứng là trong năm 2014, Facebook đã giới thiệu
tính năng này tại Mỹ - trên các thông báo chính thức của mình.
Và ứng dụng Facebook chắc chắn sẽ thu âm lại TẤT CẢ âm thanh xung quanh bạn, "Nhưng
không lưu trữ chúng" - đại diện Facebook nói.
Dù là Facebook thật sự không làm gián điệp, nhưng giả
sử một đội hacker ác ý nào đó tấn công vào hệ thống Facebook và đặt vào một lỗ
hổng bảo mật - chắc chắn thông tin sẽ bị lộ ngay cả từ những cấp bảo mật cao nhất
- của mọi quốc gia trên thế giới.
Đó chắc chắn sẽ là một cú shock cực mạnh cho toàn thế
giới, khi mọi bí mật đều được nghe lén hàng ngày.
Không chỉ là âm mưu, giả thuyết, chính cảnh sát của
Bỉ cũng đã từng cảnh báo công dân của họ: đừng dùng bộ 6 mặt biểu cảm
(Reactions) của Facebook, nếu bạn trân trọng thông tin cá nhân của mình.
Rất nhiều chuyên gia quảng cáo đã khẳng định: thay
vì phải ngồi dự đoán người dùng có thích mẫu quảng cáo nào không - chính những
cảm xúc đã giúp Facebook dễ dự đoán người ta muốn gì hơn là nút
"like" khô khan ngày xưa.
Facebook không bao giờ làm chuyện gì mà chỉ có lợi
cho người dùng mà không không có lợi cho họ!
Như Reactions của Facebook là một ví dụ, nếu
bạn sử dụng quá nhiều, sẽ chỉ toàn là những điều bất lợi cho cuộc sống của
chính bạn!
Bạn nên biết, Facebook được mệnh danh là "ông
hoàng" của những scandal thử nghiệm cảm xúc của con người. Họ đã từng chọn
ra ngẫu nhiên hàng triệu người để làm chuột bạch cho những thí nghiệm về cảm
xúc tiêu cực.
Điều này cũng có nghĩa: khi bạn sử dụng reactions
quá nhiều, Facebook chắc chắn sẽ biết rõ bạn là con người như thế nào trên cơ sở
dữ liệu của họ - và họ có thể dùng tất cả dữ liệu này để thao túng cuộc sống của
bạn.
"Yêu", "Phẫn nộ",
"Wow", "Haha", "Thích", "Khóc" - 6 cảm
xúc cơ bản nhưng đã đủ miêu tả toàn bộ khía cạnh cảm xúc con người.
Hãy thử suy nghĩ lại, có rất nhiều bạn bè của tôi đã
từng ngạc nhiên khi mọi thông tin của họ khi chat cá nhân đều được biến thành
những "mẫu quảng cáo" trên News Feed.
Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này, phòng ngừa vẫn
hơn: hãy ngưng cấp quyền cho Facebook truy cập vào micro của bạn:
- Trên iOS, truy cập vào Settings của Facebook, chọn
Privacy và tắt Micro
- Trên Android, truy cập vào Settings - Privacy - và
chọn tắt Micro
Thúy
Vy
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét